Cách đặt tên công ty – Tên thương hiệu định hướng lâu dài

Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng nền móng thương hiệu lâu dài. Là yếu tố để khách hàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn so với đối thủ.

Để làm được điều đó, tên công ty, thương hiệu của bạn phải khác biệt, cần có sự sáng tạo, không rập khuôn, dễ hiểu, dễ nhớ và không nhầm lẫn với bất cứ một thương hiệu khác.

Một số cách đặt công ty – đặt tên thương hiệu hay

Dưới đây là gợi ý một số cách đặt tên công ty – đặt tên thương hiệu:

1. Đặt tên công ty – đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân

Cách đặt tên này phù hợp cho các công ty gia đình, cá nhân hơn. Bởi cách này mang dấu ấn cá nhân của chủ công ty, nếu bạn là một người có danh tiếng thì công ty bạn dễ dàng hưởng lợi từ cái tên có sẵn này. Bạn có thể đặt tên theo chủ công ty, tên ghép của những người sáng lập ra công ty, tên của người thân,… Đây là cách đặt tên khá phổ biến, nên rất dễ trùng nhau, không mang theo được những hàm ý, ý nghĩa khẩu hiệu mong muốn đi kèm,…

Ví dụ: Công ty cổ phần Hoàng Oanh, Công ty TNHH Minh Hải,…

2. Đặt tên công ty – thương hiệu lấy chữ viết tắt

Với cách đặt tên này khá phổ biến, thường lấy chữ cái đầu của một cụm từ dài nào đó làm đại diện luôn cho thương hiệu. Ưu điểm giúp tên ngắn gọn và dễ nhớ, dễ đặt thuận tiện khi giao dịch cùng khách hàng,… Nhưng khi đọc vào khách hàng khó có thể nhận biết được ý nghĩa của tên công ty trừ khi bạn nói ra, và rất khó xây dựng nhận diện thương hiệu bằng cái tên này.

Ví dụ một vài thương hiệu nổi tiếng như:

  • IBM: Tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới được viết tắt từ International Business Machines.
  • 3M: Tên công ty hàng đầu thế giới về sản xuất được viết tắt từ Minnesota Mining and Manufacturing.

3. Đặt tên công ty theo sản phẩm hoặc ngành nghề

Đây là cách đặt tên thông thường nhất, dễ đặt mà bạn có thể sử dụng, những tên thương hiệu như vậy giúp cho khách hàng dễ dàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn ngay ở chính cái tên. Cách đặt tên công ty này chỉ tập trung hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, sau này nếu muốn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực về nhiều mảng cũng khó.

Ví dụ: Công ty cổ phần nội thất, Công ty TNHH dệt may, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn,…

4. Đặt tên công ty theo tiếng anh, tiếng nước ngoài

Xu hướng đặt tên công ty theo tiếng anh, tiếng nước ngoài ngày càng được sử dụng rộng rãi đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ với tham vọng vươn ra thế giới.

Bạn có thể sử dụng một cái tên tiếng anh mà bạn thích liên quan đến ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn đang kinh doanh sử dụng làm tên công ty. Với cách đặt tên này bạn dễ dàng hội nhập quốc tế, tên tiếng anh nghe có vẻ chuyên nghiệp hơn, tỷ lệ trùng tên so với các công ty khác không cao.

Ví dụ:

  • Công ty TNHH dinh dưỡng GreenFarm (Green là màu xanh lá cây, Farm là nông trại)
  • Công ty cổ phần thực phẩm HomeFood (Home là nhà, Food là đồ ăn)

Những lưu ý khi đặt tên công ty

Việc đặt tên công ty sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu lâu dài nên trước khi đặt bạn cần cân nhắc lựa chọn một cái tên cho công ty hay, ý nghĩa đúng quy định của pháp luật. Tránh việc chỉnh sửa, đổi tên công ty sẽ gây trở ngại cho việc phát triển thương hiệu. Và đặc biệt lưu ý một số điều như sau:

1. Không nên đặt tên trùng nhau

Tên công ty phải thật sự khác biệt so với đối thủ sẽ dễ dàng cạnh tranh, kết nối với khách hàng, khẳng định thương hiệu nhanh chóng hơn và tránh được sự nhầm lẫn với các công ty. Nếu bạn đặt cho công ty mình một cái tên giống 100% so với các thương hiệu đã có sẵn, khách hàng đã quen thuộc, thì họ sẽ không biết đến công ty bạn mới thành lập, chỉ gây nhầm lẫn bạn với công ty cùng tên là một và dĩ nhiên khi đã quen thuộc họ sẽ không để tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Trường hợp đặt tên công ty trùng nhau trong cùng một lĩnh vực rất dễ gây ra nhầm lẫn cho khách hàng, dễ xảy ra tranh chấp thương hiệu trong cùng ngành nghề. Ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn khó có thể phát triển lâu dài được. Trước khi đặt bạn có thể tra cứu google xem tên bạn muốn đặt đã có công ty nào trong cùng lĩnh vực đặt chưa qua http://www.thutuckinhdoanh.com/tra-cuu-ten-cong-ty-toan-quoc/ rồi cân nhắc lựa chọn một cái tên cho riêng công ty bạn.

2. Đừng đặt tên chung chung, không rõ ràng.

Tránh những cái tên không liên quan rõ ràng đến sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Chính những cái tên đó sẽ gây ra nhầm lẫn cho khách hàng và khả năng không hiển thị trên các lượt tìm kiếm khi khách hàng tìm kiếm loại sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cũng cung cấp. Nên chọn một cái tên dễ dàng miêu tả được những gì công việc kinh doanh bạn đang làm.

Vì khi bạn đặt những cái tên rõ ràng sẽ làm cho công việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn nhiều. Nên trước khi nghĩ ra một cái tên như vậy, hãy xác định trước khách hàng của mình là ai, học cần gì và khả năng đáp ứng của công ty mình như thế nào, đây là một bước cực kỳ quan trọng quyết định đến sự thành công của cái tên đó.

3. Không đặt tên theo kiểu chợ búa

Có thể mới bắt đầu thành lập công ty, chính cái tên theo kiểu hài hước, chộp giật sẽ gây sự tò mò với mọi người. Nhưng với kiểu đặt tên này chỉ “châm lửa tự đốt mình” bởi sẽ khó có công ty nào muốn hợp tác lâu dài với đối tác không có sự nghiêm túc ở ngay chính cái tên.

Dù bạn có dùng những phương pháp chuyên nghiệp gì đi nữa để đặt tên cho mình, thì cũng phải nhờ rằng: mỗi một cái tên như vậy cũng có nội dung và ý nghĩa của nó. Bạn phải đảm bảo rằng dịch vụ,sản phẩm là định hướng của công ty bạn sẽ thể hiện được ý nghĩa của chính cái tên đó.

4. Đặt tên phải có tên miền thương hiệu

Thời buổi công nghệ hiện đại, mỗi một công ty kinh doanh không thể thiếu một website cho doanh nghiệp. Nếu muốn phát triển nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả thì website phải được lấy theo tên thương hiệu.

Chính vì vậy khi đăng ký tên thương hiệu bạn hãy kiểm tra xem tên miền thương hiệu bạn đặt còn không, nếu nó đã có chủ sở hữu thì tìm cách mua lại càng tốt, đừng cố gắng sử dụng tên thương hiệu đó, vì khi khách hàng tìm kiếm công ty bạn lại hiện ra tên công ty đối thủ.

Lợi ích của việc đặt tên thế nào?

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu lâu dài, là yếu tố giúp khách hàng nhận diện sản phẩm, dịch vụ.
  • Dễ dàng phân biệt với đối thủ cạnh tranh.
  • Là vũ khí sắc nhọn cho hoạt động marketing, khiến khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm của bạn.
  • Tạo ra một thương hiệu chứ không đơn thuần là là nhãn hiệu tên sản phẩm hay dịch vụ, chỉ ra bạn thuộc một ngành hàng nào đó.

Để có được tất cả những điều đó thì trước khi quyết định đặt tên công ty bạn phải lựa chọn, cân nhắc cho thật kỹ lưỡng. Không đơn thuần chỉ là một cái tên mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hình thành và phát triển công ty một cách lâu dài, bền vững.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *